[Giải Đáp] Uống Thuốc Tăng Cân Bị Phù Mặt Là Do Đâu?
Vì sao uống thuốc có thể gây tăng cân? Uống thuốc tăng cân bị phù mặt? Uống thuốc bổ não gây tăng cân? Đây đều là những câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Khi uống thuốc, cần phải uống một lượng nước khá nhiều, tích tụ vào trong cơ thể dễ gây đến tăng cân. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
6 loại thuốc gây tăng cân bạn cần biết
Tăng cân là một trong những tác dụng không mong muốn của thuốc chữa bệnh. Để tìm hiểu uống thuốc tăng cân bị phù mặt là do đâu, trước tiên cùng tìm hiểu các loại thuốc gây tăng cân dưới đây đã nhé.
Thuốc chống trầm cảm và thuốc nội tiết dễ gây tăng cân
Thuốc chống trầm cảm
Nhiều người bị bệnh trầm cảm vẫn luôn thắc mắc uống thuốc trầm càm có tăng cân không? Và câu trả lời là có. Vậy thì tại sao uống thuốc trầm cảm lại dễ tăng cân đến vậy?
Các loại thuốc chống trầm cảm như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) như Prozac, Zoloft, Paxil có thể gây tăng cân nhiều nhất. Nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng các loại thuốc chống trầm cảm gây giảm thiểu tốc độ chuyển hóa đến 10%. Điều này sẽ làm choc ơ thể tăng khoảng 450g trong vòng 7-10 ngày.
Các loại thuốc SSRIs hoạt động bằng cách ngăn chặn các thụ thể trong não, tái hấp thu serotonin, khiến hóa chất chuyển thông điệp đến các tế bào thần kinh, cũng gây ảnh hưởng đến việc thèm ăn.
Thuốc tránh thai
Một số biện pháp tránh thai đã được chứng minh có thể gây tăng cân, trong đó có thuốc tiêm tránh thai Depo Provera. Trong liều tiêm có chứa hàm lượng hormone progesterone cao nên dẫn đến việc thèm ăn, sẽ dễ dàng gây tăng cân do tích nước.
Thuốc trị tâm thần và ổn định trạng thái
Những loại thuốc trị tâm thần giúp cho bệnh nhân tâm thần ổn định trạng thái như: zyprexa (olanzapine) hoặc Risperdal. Cả 2 loại thuốc này đều cho thấy tác dụng phụ chính là dẫn đến tăng cân, nhưng đây lại là thuốc tốt hơn các loại thuốc khác có thể sử dụng cho bệnh nhân tâm thần.
>>> Tham khảo thêm:
- [GIẢI ĐÁP] Có nên uống kẽm và Vitamin C cùng lúc không?
- Top 5 viên thuốc chống đột quỵ được các chuyên gia khuyên dùng
- Có nên uống omega 3 liên tục không? Tác dụng của Omega 3
Thuốc chống viêm corticoid
Thuốc chống viêm ngoài tác dụng chữa bệnh ra còn có tác dụng giữ nước và nuối, àm rối loạn chuyển hóa lipid và làm đọng mỡ ở mặt, cổ và lưng, gây nên hiện tượng béo phì (trông mặt tròn trịa), gây rối loạn nội tiết (mọc nhiều lông).
Corticoid còn có tác dụng kích thích tăng tiết dịch vị, từ đó gây cảm giác đói, thèm ăn và ăn ngon miệng nhưng có thể làm viêm loét dạ dày - tá tràng.
Thuốc nội tiết
Uống thuốc nội tiết cơ có gây tăng cân không? Câu trả lời là có, vì trong thành phần của thuốc nội tiết cơ có tác dụng giữ muối và nước làm cho tăng cân, đôi khi có cảm giác sưng phù ở tay, chân và mí mắt. Ngoài ra, thành phần progestin (là một dạng tổng hợp của progestrogen) có tác dụng kích thích sự thèm ăn, gây tăng trọng lượng cơ thể.
Thuốc kháng dị ứng
Thuốc kháng dị ứng cũng làm giữ nước, muối trong cơ thể gây phù. Nhưng lại có tác dụng kích thích làm cho người dùng ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng hơn, gây tăng cân. Tuy vậy, nếu ngưng thuốc, sự chán ăn sẽ quay trở lại.
Một số câu hỏi cần biết khi uống thuốc gây tăng cân?
Uống thuốc bổ não có tăng cân không?
Thuốc bổ não cũng mang đến tác dụng phụ như: mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy, hoa mắt, trướng bụng, bồn chồn… Hiện chưa có kết luận hay phản hồi nào từ việc uống thuốc bổ não tăng cân. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể xảy ra tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Thuốc bổ não chưa có tác dụng phụ gây tăng cân
Uống thuốc bổ gan có tăng cân không?
Không ít người e ngại việc dùng thuốc bổ gan vì có thể sẽ khiến cơ thể tăng cân. Thực tế thuốc bổ gan không ảnh hưởng đến cân nặng. Thuốc bổ gan sẽ giúp tăng cường chức năng gan, thải độc cũng như chuyển hóa trao đổi chất dinh dưỡng. Do đó, khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng mạnh sẽ tăng cân. Tuy nhiên, không phải tăng cân do thành phần của thuốc mà do cơ địa của người sử dụng.
Tại sao uống thuốc tăng cân bị phù mặt?
Trong thuốc tăng cân có thành phần corticosteroid gây tác dụng giữ muối, nước và làm mặt tròn ra. Do đó, việc ăn uống, vẫn động cũng rất quan trọng, cần ăn uống điều độ và vận động thường xuyên để ngăn chặn tình trạng này.
Cần làm gì để hạn chế tác dụng phụ của thuốc?
Trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào đó, đầu tiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết loại thuốc này có gây tác dụng phụ là tăng cân hay không. Những thuốc gây tăng cân cũng có thể làm tăng sự thèm ăn ở bệnh nhân, kích thích bệnh nhân ăn nhiều hơn hoặc làm giảm sự chuyển hóa. Ngoài ra bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp cân bằng cân nặng như:
Nên tập thể dục và ăn uống đều đặn tránh gây tăng cân
- Tăng cường vận động, tập thể dục hàng ngày
- Chú ý đến chế độ ăn uống (hạn chế ăn mặn, tránh ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn...)
- Hạn chế lượng thức ăn nạp vào
- Bổ sung thực phẩm giàu Kali như chuối, khoai lang, bơ, củ cải...v..v..);
- Uống nhiều nước
- Ăn chậm rãi, chia nhỏ thành nhiều bữa.
Cần lưu ý rằng tác dụng gây tăng cân do thuốc không phải xảy ra cho mọi người, vì có người không bị tác dụng không mong muốn này. Khi uống thuốc bị tăng cân, không nên căng thẳng mà hãy tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nếu tăng cân do thuốc bạn có thể đổi sang thuốc khác có liều dùng tương tự mà không tăng cân hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Có rất nhiều thuốc mang đến tác dụng phụ là tăng cân, đặc biệt bạn không nên lạm dụng thuốc gây tăng cân để làm mập vì nó có thể gây đến tác dụng khác cho cơ thể. Bài viết trên đây, cũng chính là những tác dụng phụ của các loại thuốc gây tăng cân mà Dailyvita.vn muốn chia sẻ đến bạn. Hãy bảo vệ sức khỏe bằng cách chọn thuốc sao cho đúng thể trạng nhé.