Những Người Không Nên Uống Sữa Ong Chúa Lợi Ít Hại Nhiều
Từ lâu, sữa ong chúa được biết đến như một loại thực phẩm chức năng mang đến rất nhiều công dụng đặc biệt cho sức khỏe và sắc đẹp của người sử dụng. Dù mang đến nhiều công dụng tốt đến vậy, nhưng thực tế không phải ai cũng phù hợp với sữa ong chúa. Chính vì vậy, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra những trường hợp nào không sử dụng được sữa ong chúa.
Tác dụng của sữa ong chúa
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng sữa ong chúa giống như một dạng thuốc bổ tự nhiên rất có ích cho cơ thể. Do đó, sữa ong chúa cũng mang đến một vài tác dụng hỗ trợ tốt cho sức khỏe như:
Sữa ong chúa có tác dụng tốt cho sức khỏe và làm đẹp
- Tăng cường quá trình trao đổi chất, chống oxy hóa nhờ đó ngăn ngừa quá trình lão hóa, trẻ hóa làn da, xóa bỏ nếp nhăn, vết chân chim, nám và tàn nhang.
- Thành phần trong sữa ong chúa có chứa chất kháng sinh tự nhiên vô cùng an toàn giúp chống viêm da, tiêu trừ mụn.
- Sữa ong chúa mang đến giấc ngủ ngon, an thần, hỗ trợ cân bằng mỡ trong máu, tiểu đường, chống rụng tóc, tốt cho tim mạch, hỗ trợ điều trị các bệnh hen suyễn, viêm khớp, viêm dạ dày, đường ruột,…
- Bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, giúp người gầy tăng cân hiệu quả, giúp người bệnh, người suy nhược tăng hồi phục.
- Tốt cho sinh lý nam: bổ thận tráng dương, cải thiện sinh lý, ổn định nội tiết tố nam, hỗ trợ điều trọ liệt dương, xuất tinh sớm,…
- Tốt cho sinh lý nữ: cung cấp dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ trước, trong và sau sinh, phụ nữ cho con bú, ổn định nội tiết tố nữ và tăng khả năng thụ thai,…
Những ai không nên dùng sữa tươi ong chúa?
Mặc dù sữa ong chúa rất tốt nhưng cơ địa của mỗi người khác nhau, nên việc sử dụng sữa ong chúa người dùng cũng cần quan tâm đến cơ thể của mình. Do đó, dưới đây là những người không nên uống sữa ong chúa:
Không nên dùng sữa ong chúa cho phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 13 tuổi
Các bé chưa đủ 13 tuổi có thể trạng bình thường
Trong các thành phần của sữa ong chía có chứa hàm lượng hóc môn khá lớn, nó se xgiusp cải thiện vấn đề sinh lý cho cả nam giới lẫn nữ giới và kích thích ham muốn vậy nên khi con em đang ở dưới ngưỡng tuổi bắt đầu dạy thì sử dụng sữa ong chúa sẽ khiến chúng dạy thì sớm hơn nhiều so với các bạn cùng trang lứa, từ đó làm ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như các vấn đề hằng ngày của bé.
Những người có thể chất nhạy cảm
Bên trong thành phần của sữa ong chúa có chứa các chất tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày của người sử dụng chính vì vậy mà người có thể chất nhạy cảm sẽ phát sinh những phản ứng phụ không mong muốn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Người dùng phấn hóa bị kích ứng, người mắc bệnh hen suyễn
Sữa ong chúa được hấp thụ từ phấn hóa về để nuôi dưỡng ong chúa và kén chính, do đó những người bị dị ứng phấn hoa không thể sử dụng đươc sữa ong chúa. Đặc biệt, trong thành phần sữa ong chúa cũng chứa một phần nọc độc có thể khiến những người bị dị ứng hay đối với những người mắc bệnh hen suyễn mà nói trở nên khó thở hơn.
Không dùng cho người bị huyết áp thấp
Người huyết áp thấp khi sử dụng sữa ong chúa sẽ làm cho người bị huyết áp thấp tụt huyết áp đột ngột và trầm trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người sử dụng.
Người đang bị đau bụng tiêu chảy
Sữa ong chúa sẽ khiến cho đường ruột bị kích thích dẫn đến rối loạn chức năng của đường ruột từ đó khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu hơn và đi ngoài nhiều hơn.
Người bị ốm sốt hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm
Đối với những người đang sốt hoặc mắc các bênh truyền nhiễm thì chắc chắn chúng ta cần phải giảm nhiệt độ trong cơ thể, việc sử dụng sữa ong chúa có sẽ làm tăng thời gian bị sốt, gây nên một số biến chứng không mong muốn.
Hướng dẫn sử dụng sữa ong chúa hiệu quả
Đối tượng nên sử dụng sữa ong chúa
Những người bị yếu sinh lí, vô sinh, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, đang trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, người bị cao huyết áp, mỡ trong máu, người bị rụng tóc, hói đầu, trẻ em suy dinh dưỡng, người bị mụn, nám, tàn nhang, phong thấp, viêm khớp…
Sử dụng sữa ong chúa đúng cách sẽ mang đến sức khỏe tốt
Cách sử dụng sữa ong chúa
- Trẻ em (từ 2 tuổi trở lên) bị suy dinh dưỡng, biếng ăn và còi cọc: Dùng 1 muỗng cafe sữa mỗi ngày/lần, hòa tan với nước ấm hoặc sữa ấm.
- Người lớn: Dùng 1 muỗng cafe mỗi ngày 1-2 lần, dùng suốt 2 tháng để thấy được hiệu quả.
Thời gian ăn sữa ong chúa tốt nhất
- Nên dùng sữa ong chúa trước khi ăn sáng khoảng 20-30 phút hoặc dùng trước khi đi ngủ.
Hướng dẫn bảo quản sữa ong chúa
- Dạng viên: Sữa ong chúa đã được xử lý, cô đặc và nén tinh chất thành dạng viên uống. Để nơi thoáng mát là được.
- Dạng tươi: Sữa ong chúa chưa qua xử lý nên cần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh với thời gian sử dụng từ 1-2 tháng. Hoặc bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh với thời gian sử dụng từ 1-2 năm. Đặt ở nhiệt độ phòng nên sử dụng từ 1-2 ngày.
Lưu ý khi sử dụng sữa ong chúa
- Không sử dụng sữa ong chúa đã biến chất, mùi khét, hắc khó chịu.
- Không chứa đựng trong đồ vật bằng kim loại.
- Sữa ong chúa tươi phải được bảo quản trong chai lọ thuỷ tinh hoặc nhựa, đậy kín cất trong ngăn đá tủ lạnh có hạn dùng lên tới 24 tháng, trong ngăn mát nên sử dụng hết trong vòng 06 tháng.
- Chỉ nên dùng cho trẻ các trẻ còi cọc, biếng ăn hoặc trên 13 tuổi và phải có sự tư vấn của bác sỹ. Không dùng sữa ong chúa cho trẻ em bình thường vì sẽ gây dậy thì sớm.
- Phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc trong thời kỳ "đèn đỏ" tuyệt đối không nên sử dụng sữa ong chúa (trừ trường hợp đặc biệt cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ) bởi dễ gây hại cho con. Vì sữa ong chúa chứa nhiều hoạt chất sinh học, có thể gây phản ứng với người không quen sử dụng, đặc biệt là phụ nữ có thai gây bất lợi cho thai nhi và trẻ nhỏ.
Trên đây, Dailyvita.vn đã chia sẻ cho bạn có nên uống sữa ong chúa không cũng như những ai không nên uống sữa ong chúa. Qua đây, bạn cũng đã hiểu thêm về dòng sữa ong chúa này rồi đấy nhé.
>>> Tham khảo thêm: