Thêm vào giỏ hàng thành công!
Xem giỏ hàng và thanh toán

Cách Bày Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Đẹp, Đón May Mắn

Cách Bày Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Đẹp, Đón May Mắn

Mâm ngũ quả thường được bày vào sáng hoặc chiều 30 Tết, sau khi bàn thờ gia tiên đã được dọn dẹp sạch sẽ. Mỗi vùng miền sẽ có cách bày mâm ngũ quả khác nhau.


Bày mâm ngũ quả ngày Tết là một trong những phong tục truyền thống lâu đời của người Việt giúp thể hiện lòng hiếu kính, tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, đồng thời mong ước những điều may mắn, tốt lành sẽ đến với gia đình trong ngày đầu năm mới.

Chia sẻ sự hối hả, tất bật của các gia đình khi Tết Nguyên Đán đang cận kề, hãy cùng chúng tôi tham khảo cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp, đón may mắn ngay dưới đây!

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết

Thực chất, ý niệm bày mâm ngũ quả ngày Tết có nguồn gốc từ đạo Phật với hình ảnh "trái cây 5 màu" tượng trưng cho ngũ thiện căn, bao gồm:

  • Huệ căn (tức sáng suốt)
  • Niệm căn (tức ghi nhớ)
  • Định căn (tức tâm không loạn)
  • Tấn căn (ý chí kiên trí)
  • Tín căn (tức lòng tin)

Theo tín ngưỡng trong văn hoá Việt, mâm ngũ quả còn tượng trưng cho ngũ hành bát quái: Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ, là những yếu tố giúp cân bằng vũ trụ, thiên giới.

Ngoài ra, số 5 còn tượng trưng cho sự đủ đầy, no đủ, cuộc sống an lành, bình yên.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết

Hiện nay, mỗi vùng miền lại có cách bày mâm ngũ quả khác nhau, tuy nhiên tất cả vẫn tạo nên một nét văn hoá dịp lễ Tết vô cùng đặc trưng của người Việt, nhằm thể hiện lòng thành kính, sự biết ơn đối với ông bà tổ tiên, đồng thời mong cầu về tài lộc, may mắn đến với gia đình.

Các loại quả bày mâm ngũ quả ngày Tết

Hầu hết, mâm ngũ quả ngày Tết thường dùng trái cây tươi, trưng bày trong ngắn ngày. Mỗi loại quả lại tượng trưng cho những mong ước khác nhau trong ngày Tết của các gia đình.

  • Quất: Tượng trưng cho sự sung túc, dồi dào về tiền tài, của cải
  • Dứa: Tượng trưng cho may mắn, sung túc, thịnh vượng
  • Dừa: Cầu mong sự no đủ, viên mãn
  • Xoài: Mong cầu cuộc sống dư giả, không thiếu thốn
  • Đu đủ: Tượng trưng cho sự no đủ, thịnh vượng
  • Sung: Sung mãn về cả tiền tài, sức khỏe
  • Dưa hấu: Tượng trưng cho sự dồi dào, may mắn, tươi mát
  • Quả trứng gà/lekima: Tượng trưng cho phúc lộc trời ban
  • Thanh long: Với hình thù rồng bay phượng múa, tượng trưng cho sự may mắn, phúc khi, dồi dào về tài lộc
  • Táo: Tượng trưng cho sự phú quý, giàu sang
  • Lựu: Tượng trưng cho sự viên mãn, đông đủ con cháu
  • Đào: Tượng trưng cho sự may mắn, thăng tiến cho sự nghiệp
  • Phật thủ: Tượng trưng cho sự bao bọc, che chở, yêu thương
  • Chuối: Tượng trưng cho sự sum vầy, đoàn viên, con cháu quây quần
  • Bưởi: Tượng trưng cho sự thịnh vượng, phát tài phát lộc

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đặc trưng theo vùng miền

1. Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc

Mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc thường tuân theo thuyết Ngũ hành với ý niệm dung hòa, cân bằng vạn vật trời đất. Do đó, màu sắc đặc trưng của mâm ngũ quả thường là: Màu trắng (Kim), màu xanh (mộc), màu đen (thuỷ), màu đỏ (Hoả), màu vàng (thổ).

Thông thường, mâm ngũ quả Tết ngoài Bắc thường có: Chuối xanh, bưởi, quýt, hồng, phật thủ,...tượng trưng cho Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh.

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc

Hướng dẫn cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc: 

  • Bước 1: Rửa trái cây thật sạch, để ráo, chú ý giữ nguyên trạng trái cây, đặc biệt là phần lá.
  • Bước 2: Đặt nải chuối ở dưới, sau đó đặt bưởi/phượt thủ ở giữa
  • Bước 3: Những kẽ hở được tạo nên có thể xếp đan xen quýt nhỏ, ớt chín,...

2. Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam

Người dân Nam Bộ rất cầu kỳ trong việc chuẩn bị mâm ngũ quả ngày Tết, đặc biệt là khâu chọn hoa quả tươi để cúng gia tiên. Mâm ngũ quả cầu kỳ nhưng vẫn đầy bình dị, dân dã, mang đến nét đặc trưng riêng cho con người nơi đây.

Với mong muốn "cầu sung vừa đủ xài", người dân Nam Bộ thường bày trí đa dạng các loại hoa quả với hình hoạ kỳ công, đầy tính nghệ thuật.

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam

Hướng dẫn cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam:

Mâm ngũ quả của người miền Nam không có chuối, mà thường có đu đủ, phật thủ, thanh long, quýt, dưa hấu,...

Khi trang trí sẽ đặt các trái cây to lên trước, sau đó bày trí thêm các trái cây khác để tạo hình ngọn tháp đẹp mắt.

3. Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung

Đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, quanh năm mưa bão, lũ lụt khiến cho mâm ngũ quả ngày Tết của người dân miền Trung cũng trở nên đơn giản và bình dị với ý niệm có gì sẽ cúng nấy, miễn là trái cây tươi ngon.

Các loại trái cây thường thấy trong mâm ngũ quả của người miền Trung như: Thanh long, dưa hấu, quýt, đu đủ, xoài, chuối, lê,...

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung

Hướng dẫn cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung:

Mâm ngũ quả ngày Tết của người dân miền Trung không cầu kỳ, câu nệ về mặt hình thức nên tuỳ vào thức quả của mỗi gia đình để bài trí, sắp xếp ngũ quả sao cho đẹp mắt, tươm tất.

Một số lưu ý khi bày mâm ngũ quả ngày Tết

Một số lưu ý cần tránh khi bày mâm ngũ quả ngày Tết:

  • Không nên chọn quả chín để bày mâm ngũ quả vì dễ gây thối hỏng sớm
  • Nên để hoa quả khô ráo mới đem bày lên mâm
  • Nên đa dạng các loại hoa quả bày lên mâm, chú ý về ngũ hành phong thuỷ
  • Mâm ngũ quả nên được bày sáng hoặc chiều 28, 29, 30 Tết
  • Không đặt hoa hay thực phẩm lên mâm ngũ quả.

Review một số mâm ngũ quả đẹp ngày Tết

mẫu bày mâm ngũ quả ngày tết

hình ảnh bày mâm ngũ quả ngày tết

trưng bày mâm ngũ quả ngày tết

bày mâm ngũ quả ngày tết đẹp đơn giản

Là vật phẩm bày tỏ lòng thành kính, hiếu nghĩa của con cháu đối với gia tiên, dòng họ. Do đó, việc bày mâm ngũ quả ngày Tết cần được tiến hành một cách chu đáo, cẩn thận, tỉ mỉ, đồng thời tránh những điều tối kỵ nhằm thu hút phúc khí, tài lộc về gia đình.

Cẩm Lệ
Xin chào, mình là Cẩm Lệ tác giả các bài viết tin tức chuyên sâu tại Dailyvita.vn. Tại đây mình sẽ chia sẻ những kinh nghiệm cũng như kiến thức bổ ích về làm đẹp, sức khỏe. Và review rất nhiều sản phẩm liên quan đến sức khỏe và làm đẹp chăm sóc da rất nhiều vấn đề mà chị em quan tâm. Hãy ghé thăm blog thường xuyên với bọn mình nhé!